Bỏ qua để đến Nội dung
Menu

Odoo và Salesforce

So sánh chi tiết các phần mềm CRM hàng đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cuộn xuống để xem tính năng


Giới thiệu

Trong thế giới quản lý quan hệ khách hàng (CRM) rộng lớn, Odoo như thế nào khi so sánh với gã khổng lồ CRM, Salesforce?

Cả hai công ty phần mềm này đều đạt tốc độ gia tăng ổn định về số lượng người dùng kể từ khi thành lập, vì ngày càng nhiều doanh nghiệp nhận ra lợi ích của việc quản lý các hoạt động liên quan đến khách hàng bằng nền tảng phần mềm. Trong khi Salesforce là một công ty lớn hơn và lâu đời hơn, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình hàng năm khoảng 27% kể từ năm 2013 [1], Odoo, lại là một gương mặt mới hơn và chưa được biết đến rộng rãi nhưng đã duy trì mức tăng trưởng doanh thu ổn định trên 50% trong mười năm qua [2]. Đà phát triển nhanh chóng của cả hai công ty có thể là nhờ vào mức độ phủ sóng ngày càng tăng của phần mềm SaaS, bao gồm cả việc sử dụng CRM.

Phần mềm CRM cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tập trung, giúp các bộ phận dễ dàng cộng tác và đảm bảo dữ liệu cũng như thông tin báo cáo chính xác. Phần mềm này cũng cung cấp các công cụ chuyên dụng để tự động hóa nhiệm vụ, tạo lead và nuôi dưỡng lead để chuyên viên sales có thể tìm kiếm và giữ chân khách hàng—giúp các bộ phận sales làm việc hiệu quả hơn.

Có phần mềm quản lý khách hàng hiệu quả cũng là chìa khóa để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời. Khách hàng ngày nay quan tâm đến khả năng doanh nghiệp có thể cung cấp trải nghiệm bán hàng tích cực và đáp ứng mọi nhu cầu của họ một cách kịp thời hơn bao giờ hết.

Khi dịch vụ khách hàng ngày càng trở nên quan trọng và phần mềm CRM ngày càng trở nên phù hợp hơn với các doanh nghiệp để có thể tổ chức hiệu quả dữ liệu khách hàng và quy trình bán hàng, thì có một câu hỏi đặt ra là: bạn nên chọn phần mềm CRM nào cho doanh nghiệp của mình?

Hai lựa chọn, Odoo và Salesforce, có nhiều tính năng CRM tương tự nhau, bao gồm lưu trữ và hệ thống hosting đám mây, quản lý nhiệm vụ và bộ phận, kênh liên lạc nội bộ và liên lạc với khách hàng (bao gồm tích hợp email), tích hợp phần mềm bán hàng, công cụ tạo lead cùng với dữ liệu, báo cáo và phân tích tự động.

Tất cả tính năng CRM của Odoo đều có trong phiên bản Tiêu chuẩn, trong khi một số tính năng tương ứng của Salesforce yêu cầu nâng cấp (từ phiên bản Professional lên Enterprise) hoặc các add-on khác. Nhìn chung, dù cả hai công ty đều cung cấp các giải pháp CRM mạnh mẽ, nhưng cấu trúc giá của Odoo lại phải chăng hơn, giúp các SMB dễ tiếp cận hơn.

Ngoài ra, Odoo là phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), nghĩa là hệ thống cung cấp các tính năng tích hợp nằm ngoài phạm vi của một ứng dụng đơn lẻ, chẳng hạn như CRM.

Tổng quan về CRM

Định nghĩa CRM

Quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đề cập đến các hoạt động mà doanh nghiệp sử dụng để quản lý dữ liệu khách hàng và xử lý các tương tác với khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. "CRM" thường được sử dụng để chỉ phần mềm CRM—công nghệ giúp doanh nghiệp tổ chức và phân tích thông tin khách hàng, liên lạc với đồng nghiệp và khách hàng, cũng như quản lý quy trình bán hàng—tất cả đều nhằm mục đích thúc đẩy mối quan hệ khách hàng tốt đẹp hơn.

Phần mềm CRM theo dõi mọi tương tác mà doanh nghiệp có với khách hàng—từ nhấp chuột vào quảng cáo và lượt truy cập trang web đến các cuộc gọi điện thoại với chuyên viên sales—và cung cấp thông tin này cho nhân viên, giúp doanh nghiệp có cái nhìn bao quát 360 độ về câu chuyện của khách hàng và cho phép họ cung cấp dịch vụ toàn diện, được cá nhân hóa và hữu ích. Phần mềm CRM cũng là nền tảng để đồng nghiệp cộng tác hiệu quả với nhau bằng cách sử dụng thông tin được chia sẻ, đồng thời cung cấp các công cụ tự động hóa để giúp chuyên viên sales hoàn thành công việc nhanh hơn.


Lợi ích khi sử dụng phần mềm CRM

Thông tin tập trung

Phần mềm CRM cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin khách hàng tập trung. Mọi thành viên trong doanh nghiệp làm việc với khách hàng đều có thể truy cập vào cùng một cơ sở dữ liệu và cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu khi cần. Dữ liệu được quản lý trong CRM để người dùng dễ dàng tìm kiếm, thêm hoặc chỉnh sửa thông tin.

"CRM tự động quản lý dữ liệu, chia sẻ tương tác khách hàng và giảm thiểu rủi ro trùng lặp công việc."

Khi nhiều nhân viên làm việc với một khách hàng, các nhân viên này chia sẻ một bản ghi thống nhất về mọi tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp—bao gồm các email tự động và follow-up. Điều này cho phép mọi nhân viên cung cấp dịch vụ đều nắm bắt thông tin mà không cần dựa vào khách hàng hoặc đồng nghiệp để giải thích hoặc nhắc lại thông tin. Ngoài ra, công việc có thể tiếp diễn ngay cả khi một nhân viên vắng mặt.

Vì khi sử dụng CRM thì dữ liệu được tự động quản lý, các tương tác khách hàng sẽ được chia sẻ và rủi ro trùng lặp công việc được giảm thiểu, nên doanh nghiệp có thể đạt được kết quả dịch vụ khách hàng tốt hơn. Điều này trực tiếp đóng góp vào sự gia tăng doanh số bán hàng (về tổng khối lượng), giá trị đơn hàng trung bình (thông qua việc bán thêm và những lượt mua hàng lại của khách hàng) và giá trị vòng đời khách hàng (CLV).

Hơn nữa, hầu hết các phần mềm CRM đều biến thông tin thành các báo cáo để giúp doanh nghiệp phân tích hiệu suất bán hàng và marketing. Các công cụ báo cáo CRM tự động thu thập dữ liệu từ doanh số, lead và tiến trình cơ hội thông qua nhiều trải nghiệm khách hàng mà doanh nghiệp có thể cung cấp. CRM có thể ngay lập tức biến dữ liệu này thành các bảng pivot, biểu đồ và bảng tính, đồng thời sắp xếp dữ liệu theo ngày, vị trí và hơn thế nữa. Vì dữ liệu được lấy trực tiếp từ chính cơ sở dữ liệu CRM nên đảm bảo được tính toàn diện và chính xác, và mọi bộ phận đều có cùng dữ liệu để làm việc. Việc thu thập dữ liệu và báo cáo dữ liệu chính xác đặc biệt hữu ích trong môi trường số ngày nay, khi việc theo dõi dữ liệu quảng cáo và quyền riêng tư của người dùng ngày càng trở nên phức tạp; và việc phân bổ lead thường bị lẫn lộn hoặc hoàn toàn biến mất.


Quy trình làm việc hợp lý

Một lợi ích to lớn khác của việc sử dụng phần mềm CRM là nó tự động hóa các tác vụ hành chính—mọi thứ từ follow-up với khách hàng và lên lịch họp với đồng nghiệp, đến gửi email xác nhận và ghi nhật ký thư từ. Việc tự động hóa các tác vụ này hay khiến chúng trở nên rất dễ thực hiện giúp giải phóng thời gian của nhân viên để họ có thể tập trung vào các nhiệm vụ khác đồng thời loại bỏ các khoản phí và thủ tục hành chính liên quan đến công việc hành chính.

Ngoài ra, CRM hiện đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tự động hóa các tác vụ như tính điểm lead, giúp chuyên viên sales quyết định lead nào cần ưu tiên dựa trên điểm xác suất được đưa ra từ nhiều yếu tố khác nhau. Loại tự động hóa thông minh này giúp mọi người làm việc nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn, vì các cơ hội có khả năng thành công cao nhất được xác định và theo đuổi trước.

"Tự động hóa thông minh giúp tăng tốc độ và hiệu quả làm việc."

Quan hệ khách hàng tốt đẹp hơn

Phần mềm CRM cung cấp các công cụ tích hợp giúp doanh nghiệp tìm kiếm khách hàng mới và nuôi dưỡng các mối quan hệ hiện có. Công nghệ tạo lead tìm kiếm và ghi lại thông tin liên hệ của khách hàng tiềm năng để doanh nghiệp có thể biến họ thành các cơ hội kinh doanh mới. Ví dụ, Odoo tạo lead từ các lượt truy cập vào trang web của một doanh nghiệp. Thông thường, CRM cũng tích hợp với công nghệ marketing để theo dõi lead từ các chiến dịch marketing và nhanh chóng xác định khách hàng tiềm năng chất lượng.

Ngoài tính năng tạo lead, các nền tảng CRM cũng bao gồm công cụ nuôi dưỡng lead—chẳng hạn như các công cụ trả lời tự động theo điều kiện cụ thể sẽ ngay lập tức theo dõi khách hàng và khách hàng tiềm năng nếu họ đáp ứng những tiêu chí nhất định hoặc lên lịch hoạt động để nhắc nhở các bộ phận follow-up với lead đang hoạt động. Tùy vào từng phần mềm cụ thể, CRM cũng có thể cung cấp các công cụ cho chuyên viên sales để nhanh chóng tạo và gửi báo giá, hóa đơn và các tài liệu thiết yếu khác cho khách hàng—chẳng hạn như mẫu báo giá, hóa đơn nháp và gói đăng ký

"CRM được xây dựng bằng các công cụ tạo và nuôi dưỡng lead."

Kết quả tài chính cải thiện

Dựa trên số liệu thống kê, phần mềm CRM đã được chứng minh là có mang lại lợi ích tài chính cho doanh nghiệp. Năm 2014, lợi tức đầu tư (ROI) trung bình của công nghệ CRM là 8,71 USD cho mỗi USD chi tiêu [3]. Và kể từ đó, con số này chắc chắn đã tăng lên vì sự phát triển liên tục của công nghệ CRM ngày càng khiến phần mềm này trở nên mạnh mẽ và hiệu quả hơn—chẳng hạn như phân tích nhúng và các tính năng hỗ trợ AI [3].

Ngoài ra, các ứng dụng CRM đã được chứng minh là có khả năng giúp doanh nghiệp tăng doanh số tới 29% và tăng năng suất bán hàng tới 34% [4]. Với CRM, chuyên viên sales có thể theo dõi mọi lead, cuộc gọi đã lên lịch và tùy chỉnh khách hàng; đồng thời các công ty sử dụng hệ thống CRM đã được hưởng lợi từ việc tăng 17% tỷ lệ chuyển đổi lead và tăng 16% tỷ lệ giữ chân khách hàng [5]. Các công ty này cũng đã chứng kiến năng suất làm việc của từng nhân viên ​ cải thiện tới 21% [5]. Phần mềm CRM thường tích hợp với email, VoIP, ứng dụng nhắn tin và các hệ thống liên lạc khác, đồng thời cung cấp nhiều tính năng tự động hóa, tất cả đều cải thiện năng suất làm việc. Điều cuối cùng là phần mềm CRM mang đến cho doanh nghiệp một cơ sở dữ liệu tập trung và dễ tiếp cận. Và thực tế đã chứng minh rằng khả năng tiếp cận dữ liệu giúp rút ngắn chu kỳ bán hàng trung bình từ 8-14% [6].


Phân tích thị trường phần mềm CRM

Hiệu suất thị trường và dự báo

Phần mềm CRM là một lĩnh vực phổ biến và phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới. Quy mô thị trường CRM toàn cầu đã tăng trưởng trung bình 11,6% mỗi năm trong giai đoạn 2017-2022. [7]. Dự kiến ​​sẽ tăng từ 79,4 tỷ USD trong năm 2023 lên 131,9 tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) đạt 10,7% trong giai đoạn dự báo [8].


Trong năm 2021, ước tính có hơn 91% các công ty có trên 11 nhân viên đang sử dụng hệ thống CRM [9].

Yếu tố thị trường

Một yếu tố chính thúc đẩy sự gia tăng ổn định về nhu cầu sử dụng phần mềm CRM là mức độ hài lòng của khách hàng ngày càng được coi trọng. Vào năm 2021, ước tính rằng hơn 65% người mua có kỳ vọng cao hơn về dịch vụ khách hàng so với 3-5 năm trước [10]. Ví dụ, 71% khách hàng mong muốn doanh nghiệp chia sẻ thông tin giữa các nhân viên để họ không cần trình bày lại nhu cầu của mình [11]. 78% người tiêu dùng cho biết dịch vụ khách hàng tốt là nền tảng để có được lòng tin và trung thành của họ, và 90% cho biết họ sẵn sàng chi nhiều tiền hơn cho các công ty cung cấp dịch vụ khách hàng được cá nhân hóa [11]. Với sự gia tăng kỳ vọng của khách hàng và lợi ích tài chính rõ ràng khi cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng, các doanh nghiệp đang ưu tiên và đầu tư vào dịch vụ này để có thể tăng trưởng và thành công lâu dài. Phần mềm CRM là công cụ chính giúp các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hữu ích và cá nhân hóa cho khách hàng của mình.

Một chất xúc tác khác của thị trường CRM là việc các doanh nghiệp thu hút thêm khách hàng [12]. Khi doanh nghiệp phát triển, họ phải quản lý ngày càng nhiều khách hàng và CRM ngày càng trở nên quan trọng trong việc lưu trữ lượng thông tin lớn và cung cấp dịch vụ khách hàng chất lượng. Phần mềm CRM giúp doanh nghiệp dễ dàng mở rộng quy mô khi cơ sở khách hàng gia tăng.

"Phần mềm CRM là một công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hữu ích và được cá nhân hóa cho khách hàng."

OdooSalesforce

Nền tảng

Salesforce là phần mềm CRM lâu đời và là công ty dẫn đầu toàn cầu hiện tại (theo thị phần) trong thị trường ứng dụng CRM. Được thành lập vào năm 1999 tại San Francisco, California, với mục tiêu trở thành "Công ty internet đẳng cấp thế giới về tự động hóa lực lượng sales", Salesforce nhanh chóng phát triển thành một trong những công ty hàng đầu thế giới về phần mềm quản lý bán hàng. Công ty cung cấp một số ứng dụng tích hợp có tên là "Clouds" (VD: Sales Cloud, Marketing Cloud) cung cấp một số tính năng nhất định theo nhu cầu của doanh nghiệp, cũng như các ứng dụng dành riêng cho tích hợp AI (VD: Mulesoft, Einstein) và các ứng dụng bổ sung hoạt động ngoài nền tảng Salesforce (VD: Slack, Tableau). Salesforce được biết đến với khả năng lưu trữ dữ liệu trên đám mây và các tính năng điều khiển bằng AI.

Để mà so sánh thì Odoo có quy mô nhỏ hơn, non trẻ hơn và ít nổi tiếng hơn Salesforce. Nhưng Odoo thường là lựa chọn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) muốn tận dụng lợi ích của phần mềm quản lý doanh nghiệp với chi phí phải chăng. Được thành lập vào năm 2005 tại Wallonia, Bỉ với mục tiêu "dẫn đầu thị trường quản lý doanh nghiệp bằng phần mềm nguồn mở hoàn toàn", Odoo cung cấp mã phần mềm online miễn phí, giúp các lập trình viên phần mềm trên toàn thế giới dễ dàng tùy chỉnh nền tảng Odoo của riêng họ và phát triển các ứng dụng thị trường giúp mở rộng khả năng của Odoo.

"Trong khi Salesforce là một CRM thì Odoo là một ERP quản lý nhiều nhu cầu kinh doanh rộng hơn."

Odoo cũng hướng đến mục tiêu đáp ứng nhiều nhu cầu hoạt động khác nhau—không chỉ CRM cho các bộ phận sales. Trên thực tế, Odoo là phần mềm hoạch định tài nguyên doanh nghiệp (ERP), nghĩa là nó hỗ trợ nhu cầu của toàn bộ doanh nghiệp, để mọi phòng ban trong công ty có thể sử dụng cùng một nền tảng tích hợp và khai thác cùng một cơ sở dữ liệu thông qua nhiều ứng dụng được kết nối với nhau. Odoo cung cấp hơn 50 ứng dụng gốc, bao gồm CRM, Bán hàng, Marketing, Sản xuất, Tồn kho, Kế toán, Trang web, Nhân sự và nhiều ứng dụng khác. Do đó, Odoo vượt trội hơn so với góc nhìn 360 độ của các CRM truyền thống để mang đến góc nhìn toàn diện hơn về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

Vì vậy, trong khi Salesforce là một CRM cụ thể—tập trung vào việc quản lý quan hệ khách hàng, bán hàng và marketing nói riêng—Odoo lại là một ERP quản lý nhiều nhu cầu kinh doanh hơn, bao gồm một CRM tích hợp và có đầy đủ tính năng. Salesforce cung cấp các tiện ích bổ sung CRM phổ biến—như marketing và thương mại điện tử—với chi phí bổ sung, còn Odoo cung cấp các ứng dụng đó và những ứng dụng khác (kể cả ứng dụng không liên quan đến CRM, như Tồn kho và Kế toán) mà không tính thêm phí. Cuối cùng, dù Odoo và Salesforce có những chức năng CRM và các tùy chọn giao diện người dùng tương tự nhau (bất kể một số khác biệt), nhưng Odoo cung cấp cả các tính năng nằm ngoài phạm vi CRM.

Ngoài ra, mô hình kinh doanh nguồn mở và cơ cấu giá dễ tiếp cận đã giúp Odoo có giá cả phải chăng hơn so với Salesforce.

Salesforce

Ứng dụng Sales Cloud của Salesforce, tương đương với các ứng dụng CRM và Bán hàng của Odoo, có 4 phiên bản: Starter, Professional, Enterprise và Unlimited.


Salesforce có bốn phiên bản, tất cả đều được thanh toán theo năm:

  • Starter
    • Bao gồm các dịch vụ CRM, bán hàng và marketing qua email cơ bản
    • Dành cho quy mô nhỏ
    • $25/người dùng/tháng
  • Professional
    • Bao gồm bộ CRM tiên tiến hơn
    • Dành cho mọi quy mô
    • $80/người dùng/tháng
  • Enterprise
    • Bao gồm phiên bản CRM có thể tùy chỉnh với nhiều tính năng tự động hơn
    • $165/người dùng/tháng
  • Unlimited
    • Bao gồm bộ CRM tiên tiến với tính năng tự động hóa, AI tích hợp và hỗ trợ từ lập trình viên
    • $330/người dùng/tháng

Tùy vào từng phiên bản, sẽ có nhiều add-on gốc để tăng cường Sales Cloud với chi phí hàng tháng bổ sung. Chúng bao gồm các công cụ cụ thể dành cho CPQ (cấu hình, giá, báo giá), thanh toán và marketing, cũng như các tính năng AI như Einstein. Các add-on này có giá dao động từ vài USD cho mỗi người dùng mỗi tháng đến hàng nghìn USD mỗi tháng.

Trong khi đó, Odoo có 3 phiên bản: Một Ứng dụng Miễn phí, Tiêu chuẩn, và Tuỳ chỉnh

150k +
khách hàng trả phí

7k +
ứng dụng (trên AppExchange)

630 +
đối tác

56k +
nhân viên

Odoo

Odoo bao gồm mọi ứng dụng với toàn bộ phạm vi tính năng và tích hợp trong phiên bản Tiêu chuẩn. Bao gồm tất cả tích hợp tích hợp với các nhà cung cấp bên ngoài—chẳng hạn như WhatsApp để nhắn tin cho khách hàng, Stripe để chấp nhận thanh toán và FedEx để giao hàng—cũng như mọi tính năng AI và tự động hóa.


  • Một Ứng dụng Miễn phí
    • Bao gồm 1 ứng dụng Odoo miễn phí vĩnh viễn
    • Không giới hạn số lượng người dùng
    • $0/người dùng/tháng
  • Tiêu chuẩn
    • Bao gồm tất cả ứng dụng gốc của Odoo (bao gồm CRM và Bán hàng)
    • $24,90/người dùng/tháng
  • Tuỳ chỉnh
    • Bao gồm tất cả ứng dụng gốc của Odoo và các tùy chỉnh, nhiều công ty và API bên ngoài
    • $37,40/người dùng/tháng

12 triệu +
người dùng hàng tháng

44k +
ứng dụng

5k +
đối tác

3,6k +
nhân viên

So sánh tính năng

Phần sau đây so sánh các tính năng CRM chính của phiên bản Odoo Tiêu chuẩn (24,90 USD/người dùng/tháng) và phiên bản Professional của Salesforce (80 USD/người dùng/tháng). Phần này chỉ nói về tính năng của ứng dụng Odoo CRM và những ứng dụng liên quan trực tiếp đến CRM, không bao gồm tính năng đáp ứng các nhu cầu kinh doanh khác cũng có trong phiên bản Odoo Tiêu chuẩn.

Trong khi Odoo và Salesforce có nhiều tính năng CRM giống nhau, Salesforce lại thiếu một số tính năng cụ thể mà Odoo đã tích hợp sẵn. Thông thường vẫn có các tùy chọn tích hợp của bên thứ ba cung cấp những tính năng đó cho Salesforce—tuy nhiên, tiện ích bổ sung của bên thứ ba thường đi kèm chi phí riêng.

Lưu trữ thông tin

Odoo

Salesforce

Lưu trữ dữ liệu trên đám mây

Cơ sở dữ liệu liên hệ

Liên hệ liên kết

Tăng cường liên hệ

*


Danh sách khách hàng

Catalogue sản phẩm

Ghi chú nội bộ

Trường biểu mẫu có thể tuỳ chỉnh

*Yêu cầu mua hàng trong ứng dụng

Quản lý nhiệm vụ

Odoo

Salesforce

Chu trình có thể tuỳ chỉnh

Chu trình kanban

Kéo và thả cơ hội trong chu trình kanban

Lên lịch hoạt động

Kích hoạt hoạt động


Nhắc nhở hoạt động

Lịch hoạt động

Danh sách lead

Thẻ danh mục

Thẻ ưu tiên

Tính điểm dự đoán lead

*

Tính điểm lead thủ công

*Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

Quản lý bộ phận

Odoo

Salesforce

Hồ sơ chuyên viên sales

Bộ phận sales

Chu trình của bộ phận

*

Lịch của bộ phận

Chia sẻ lịch trống


Phân công lead (Tự động)

Phân công lead (Thủ công)

Trò chơi hoá

*

*Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

Liên hệ với khách hàng

Odoo

Salesforce

Lịch sử trò chuyện (Cửa sổ trò chuyện)

Nhắn tin trực tiếp/Trò chuyện trực tiếp

**

Email từ trang Cơ hội

Email xác nhận

*

Gửi tài liệu qua email

**

Mẫu email

Xem trước tài liệu

*

Cổng thông tin khách hàng online

**

VoIP

Tích hợp WhatsApp

*Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

**Yêu cầu thêm dịch vụ Salesforce

Tạo lead

Odoo

Salesforce

Lead từ lượt truy cập trang web

Lead từ biểu mẫu liên hệ

Lead từ chiến dịch quảng cáo

Lead từ email đến

Lead từ lượt đăng ký sự kiện

Lead từ lượt đặt lịch hẹn

**

Khai thác lead

*

**

Tăng cường lead

*

**

*Yêu cầu mua hàng trong ứng dụng

**Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

Bán hàng

Odoo

Salesforce

Trình tạo báo giá

Mẫu báo giá

Nhập/xuất đơn bán hàng

*

Bán thêm và bán chéo

*

Sản phẩm tuỳ chọn

*

Chữ ký điện tử trên báo giá

Thanh toán online

**

Quản lý hoá đơn từ Đơn bán hàng

Trạng thái giao hàng hiển thị trên đơn hàng

**

Ngày giao hàng lên lịch trước

Thẻ quà tặng

Ví điện tử

Phiếu giảm giá

Chương trình khuyến mại

Làm tròn giá

Bảng giá

**

Nhiều mức giá cho một sản phẩm

**

*Yêu cầu mua hàng trong ứng dụng

**Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

Báo cáo

Odoo

Salesforce

Theo dõi chiến dịch marketing

Theo dõi nguồn lead

Lý do mất cơ hội

Báo cáo có thể tuỳ chỉnh

Trang chủ có thể tùy chỉnh

KPI có thể tuỳ chỉnh

Phân tích

*

Phân tích đơn hàng và hoá đơn

Báo cáo dự báo

Tải xuống dưới dạng tệp Excel

Nhập bảng tính

Bảng tính trực tiếp

*

Nhiều tuỳ chọn biểu đồ

Bảng pivot đa chiều

***Yêu cầu thêm dịch vụ Salesforce

Cấu hình

Odoo

Salesforce

Nhiều người dùng

Nhiều ngôn ngữ

Quốc gia được hỗ trợ

80+

100+

Nhiều loại tiền tệ

Nhiều loại thuế

Nhiều loại quyền truy cập

*

Truy cập API

*

**

*Yêu cầu phiên bản Odoo Tuỳ chỉnh

*Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

Tích hợp

Odoo

Salesforce

Ứng dụng gốc

50+

10+

Ứng dụng của bên thứ 3

10k+

7k+

Gmail

Outlook

Amazon

**

eBay

**

Đơn vị vận chuyển (FedEx, DHL,...)

*

Đơn vị nhận thanh toán (Stripe,...)

*Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise

**Yêu cầu phiên bản Salesforce Enterprise + thêm dịch vụ Salesforce

Tính khả dụng

Odoo

Salesforce

Giao diện web đầy đủ

Ứng dụng di động

Ứng dụng Android

Ứng dụng iPhone

Giao diện người dùng

Odoo và Salesforce cung cấp nhiều thông tin và tùy chọn giống nhau trên giao diện người dùng (UI) tương ứng. Nhưng Salesforce duy trì chủ đề là màu xanh lam, còn Odoo sử dụng các màu sắc để phân loại và phân biệt thông tin trên trang.



Chu trình kanban

Salesforce


Odoo



Trang Cơ hội

Salesforce


Odoo



Báo cáo chu trình bán hàng

Salesforce


Odoo



Xu hướng Google

Tìm sản phẩm


Tìm kiếm tên doanh nghiệp

Kết luận

Phần mềm CRM là một công cụ thiết yếu cho bất kỳ doanh nghiệp nào muốn cung cấp cơ sở dữ liệu bán hàng và marketing thống nhất cho bộ phận sales của mình. Phần mềm này đã được chứng minh là có khả năng giúp các doanh nghiệp cải thiện kết quả bán hàng, như tỷ lệ chuyển đổi lead, cùng với các số liệu tạo doanh thu có giá trị khác, như tỷ lệ giữ chân khách hàng và giá trị vòng đời khách hàng. Hệ thống CRM cung cấp cơ sở dữ liệu thông tin tập trung, từ đó giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng vì các bộ phận ngoài bộ phận sales ban đầu có thể truy cập thông tin về toàn bộ hành trình của khách hàng, bổ sung vào đó và tận dụng lợi ích từ chế độ xem tập trung về mọi thứ xảy ra sau khi đã chốt deal. CRM cũng thúc đẩy năng suất của nhân viên bằng các hành động tự động để tăng tốc quy trình làm việc, cũng như các công cụ nuôi dưỡng lead để thúc đẩy các mối quan hệ khách hàng được cá nhân hóa.

Mặc dù Salesforce là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm, nhưng phần mềm CRM vẫn là một thị trường đang phát triển nhanh chóng. Khi dịch vụ khách hàng trở nên quan trọng hơn đối với người mua, thì việc các doanh nghiệp ưu tiên phát triển và giữ chân khách hàng hài lòng cũng trở nên quan trọng hơn. Phần mềm CRM là một công cụ đã được chứng minh giúp các doanh nghiệp tạo ra quy trình làm việc dễ dàng hơn, mượt mà hơn cho nhân viên dựa trên thông tin khách hàng được chia sẻ, tạo ra tương tác tích cực với khách hàng trong mọi bước của quy trình bán hàng. Và vì vậy, ngày càng có nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng phần mềm CRM để đáp ứng nhu cầu kinh doanh hàng ngày của họ.

Về việc lựa chọn CRM phù hợp cho công ty của bạn, cả Odoo và Salesforce đều cung cấp các công cụ tuyệt vời để quản lý thông tin, quản lý nhân viên, liên lạc với khách hàng, tìm kiếm lead, bán hàng và phân tích dữ liệu. Cả hai hệ thống phần mềm đều có thị trường ứng dụng tùy chỉnh, add-on và tích hợp rộng lớn (dù chúng thường đi kèm với chi phí bổ sung). Theo quan điểm CRM, hai hệ thống phần mềm này cung cấp các tính năng và trải nghiệm người dùng tương tự nhau, nhưng cấu trúc giá của Odoo giúp nó trở nên phải chăng hơn so với Salesforce.

Tuy nhiên, Salesforce là một CRM tập trung vào bán hàng, trong khi Odoo là hệ thống ERP. Odoo cung cấp các tính năng vượt xa CRM, Không mất thêm chi phí mà vẫn hoạt động đồng bộ với ứng dụng CRM. Các doanh nghiệp có thể theo dõi toàn bộ luồng bán hàng của mình trên Odoo, mang đến trải nghiệm khách hàng cá nhân hóa không chỉ trong lần bán hàng đầu tiên mà còn thông qua thanh toán, hỗ trợ, giao hàng và follow-up. Các ứng dụng marketing của Odoo cho biết số liệu về chiến dịch nào đang thúc đẩy doanh số và cả mối quan hệ khách hàng có thể tạo lợi nhuận dựa vào lịch sử thanh toán, nhu cầu hỗ trợ,... Các phòng ban khác cũng có thể tận dụng thông tin này, nhờ đó bộ phận chuỗi cung ứng và phát triển sản phẩm có khả năng đưa ra quyết định dựa trên nhu cầu của khách hàng. Odoo CRM cũng đồng bộ với các ứng dụng Sự kiện và Trang web để tạo lead từ các lịch hẹn online, lượt đăng ký sự kiện và trang liên hệ trên trang web.

Nhìn chung, dù Odoo và Salesforce cung cấp các tính năng CRM tương tự nhau, nhưng phạm vi của Odoo không chỉ giới hạn ở CRM mà còn bao quát các hoạt động toàn diện của cả doanh nghiệp.

Sách trắng này được biên soạn bởi Odoo Inc. Chúng tôi đã cố gắng hết sức để đảm bảo tính khách quan và công bằng của tài liệu. Nếu bạn thấy lỗi hoặc tính năng còn thiếu, vui lòng báo cáo qua growth@mail.odoo.com và chúng tôi sẽ cập nhật tài liệu này. Mục tiêu của Odoo là liên tục cập nhật nội dung so sánh với các đối thủ cạnh tranh chính để duy trì mức độ chính xác cao nhất có thể.

Tài liệu tham khảo