Menu

Odoo và NetSuite

So sánh chi tiết về phần mềm Sản xuất hàng đầu dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Cuộn xuống để xem tính năng

Giới thiệu

Với nhiều lựa chọn phần mềm cho mỗi bước trong quá trình sản xuất - từ lập kế hoạch sản xuất đến kiểm soát chất lượng và theo dõi tồn kho - việc xác định một giải pháp đáp ứng đủ nhu cầu của mọi nhà sản xuất có thể gây khó khăn. Dù nhiều hệ thống ERP bao gồm một số chức năng này, song chỉ có một số ít hệ thống thực sự cung cấp tất cả chức năng có thể sử dụng ngay.

Bên cạnh đó, việc lựa chọn hệ thống phù hợp còn có ý nghĩa hơn cả đáp ứng nhu cầu của nhà sản xuất. Điều này sẽ có tác động đáng kể đến sự phát triển và lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp. Để tạo nên một doanh nghiệp thành công, công cụ thích hợp sẽ yêu cầu một quá trình triển khai đúng cách, và thành quả sẽ rất cao vì nguồn lực cần thiết để triển khai có thể rất lớn, đòi hỏi thời gian và công sức từ nhân viên trong toàn tổ chức của bạn.

Lĩnh vực phần mềm doanh nghiệp gần đây đã chuyển hướng sang mô hình phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS). Xu hướng này giúp cho doanh nghiệp tăng tính linh hoạt và loại bỏ nhu cầu sử dụng máy chủ cục bộ hoặc phần cứng mạng khác. Các triển khai với quy mô nhỏ có thể tiết kiệm chi phí đáng kể vì không cần sử dụng cơ sở hạ tầng cục bộ.

Trang này, chúng tôi đã tạo bảng so sánh về Odoo và NetSuite, tập trung vào: đề xuất lưu trữ, giá cả và các tính năng chính khả dụng trong một số lĩnh vực ví dụ như quản lý tồn kho, kiểm soát chất lượng, bảo trì, và quản trị sản xuất.

Để cung cấp thông tin so sánh toàn diện về một số giải pháp sản xuất, chúng tôi đã tiến hành kiểm nghiệm các giải pháp nổi tiếng: Odoo, SAP Business One, NetSuite, và Microsoft Dynamics. Hi vọng bạn thấy hữu ích!

Odoo

Được tạo ra để làm khuynh đảo thế giới doanh nghiệp và cung cấp một phần mềm đơn giản đáp ứng các nhu cầu phức tạp, Odoo đã trở thành một trong những giải pháp kinh doanh phổ biến nhất. Với hơn 82 ứng dụng kinh doanh được tích hợp toàn diện và hàng ngàn phân hệ cộng đồng, phần mềm mã nguồn mở này phục vụ mọi ngành và mọi quy mô công ty, nhờ đó trở thành một tên tuổi lớn trên thị trường. Phần mềm của Bỉ này có hơn 20.000 lượt tải xuống mỗi ngày, biến nó trở thành bộ ứng dụng được cài đặt nhiều nhất và là đối thủ trực tiếp của các công ty như NetSuite, Shopify, PrestaShop và Microsoft.

"Nhân viên tài giỏi xứng đáng dùng phần mềm tuyệt vời"

12 triệu +
người dùng

44.000 +
ứng dụng tích hợp

1 - 24 tháng
triển khai

3600 +
nhân viên

NetSuite 

NetSuite được thành lập vào năm 1998 dưới tên NetLedger, một phần mềm kế toán được lưu trữ trên đám mây. Kể từ đó, nó đã phát triển thành một bộ ứng dụng phần mềm kinh doanh toàn diện. Đúng với tên gọi của mình, NetSuite chỉ khả dụng trên đám mây.

NetSuite sử dụng một cấu trúc phân hệ, với mỗi lần triển khai bao gồm việc lựa chọn các “ứng dụng” hoặc phân hệ cốt lõi. NetSuite cung cấp các “bộ” ứng dụng được cấu hình trước phù hợp với nhu cầu của những phân khúc thị trường khác nhau. Một số phân hệ tồn tại dưới dạng phiên bản cơ bản và nâng cao. Trong so sánh này, chúng tôi sử dụng các phân hệ nâng cao có sẵn.

"Bộ ứng dụng quản lý doanh nghiệp đám mây hàng đầu thế giới "

Không có dữ liệu
người dùng

300 +
ứng dụng tích hợp

3 - 6 tháng
triển khai

4600 +
nhân viên

So sánh tính năng

Quản lý tồn kho

Odoo

NetSuite

Phạm vi chung

Nhiều kho hàng

Địa điểm lưu trữ

Tái cung ứng vị trí kho

Hỗ trợ thiết bị di động


Đa công ty



Đa tiền tệ



Đa ngôn ngữ



ASN (Thông báo vận chuyển nâng cao) tự động


Quản lý kiện hàng/đóng hộp



Tích hợp đơn vị vận tải



Quản lý tồn kho ký gửi


EDI (Trao đổi dữ liệu điện tử)

Sản phẩm

Hàng không lưu kho


Nhiều biến thể



Nhiều đơn vị tính



Chuyển đổi đơn vị tính



Ma trận biến thể



Truy xuất nguồn gốc

Số lô/sê-ri



Truy xuất lên/xuống



Truy xuất 360°



Ngày hết hạn



Đếm theo chu kỳ



Báo cáo

Dự báo tồn kho



Định giá tồn kho



Phân tích ABC



Hỗ trợ mã vạch

Hỗ trợ mã QR



Hỗ trợ RFID



Hỗ trợ số lô/sê-ri



Nhập kho



Lấy hàng



Dịch chuyển nội bộ



Phiếu xuất kho



Điều chỉnh tồn kho



Tuyến vận chuyển

FIFO/LIFO



Tuyến có thể tuỳ chỉnh



Chiến lược lưu kho



Lấy hàng theo đợt



Lấy hàng hàng loạt



Lấy hàng theo khu



Lấy hàng theo cụm



Cross-docking



Vị trí lưu kho



Chuỗi cung ứng

Odoo

Netsuite

Tính năng

Quản lý dữ liệu nhà cung cấp



Quản lý bảng giá của nhà cung cấp



Kiểm soát chất lượng đầu vào



Dropshipping



Mua hàng

Yêu cầu mua hàng



Đơn mua hàng



Quy trình phê duyệt mua hàng



Yêu cầu báo giá



Hợp đồng/Hợp đồng mua hàng



Thu mua tự động

Quy tắc tồn kho tối thiểu



Sản xuất theo đơn đặt hàng



Kế hoạch sản xuất tổng thể



Sản xuất

Odoo

Netsuite

Dữ liệu chủ

ĐMNL đa cấp



Phụ phẩm



Tuyến vận chuyển



Cụm lắp ráp



Một ĐMNL cho nhiều biến thể sản phẩm



Lập phiên bản ĐMNL



Nhiều ĐMNL/tuyến



Kế hoạch

Dự báo nhu cầu



Trình lập kế hoạch sản xuất



Lập kế hoạch dạng biểu đồ Gantt



Lập kế hoạch dạng kanban



Lịch sản xuất



Lập kế hoạch công suất vô hạn



Lập kế hoạch công suất hữu hạn



Nhiều kế hoạch lên lịch



Tính ngày giao hàng



Gộp/tách lệnh sản xuất



Vận hành

Lệnh sản xuất



Theo dõi hoạt động



Công đoạn/hoạt động



Theo dõi thời gian tự động



Lệnh tháo gỡ



Thầu phụ



Làm lại/sửa chữa



Phế phẩm



Chiến lược loại bỏ



Bộ kít



Chỉnh sửa ĐMNL sản xuất đơn lẻ



Chi phí

Định giá tồn kho thường xuyên



Định giá tồn kho định kỳ



Giá tiêu chuẩn



FIFO/LIFO



Chi phí nhập kho



Nhân công sản xuất thực tế



Chi phí lệnh sản xuất



Kiểm soát xưởng

Thiết bị đầu cuối tại xưởng



Hoạt động sản xuất



Hoạt động phi sản xuất



Theo dõi thời gian



Thông điệp trên các công đoạn



Hỗ trợ mã vạch



Quản lý gia công/thiết bị



Hướng dẫn vận hành trên công đoạn



Yêu cầu bảo trì từ thiết bị đầu cuối tại xưởng



Nhân sự

Quản lý lịch trình



Chấm công trên màn hình cảm ứng



Bảng chấm công



Nghỉ giải lao



Làm thêm



Kỳ nghỉ/chấn thương



Báo cáo và dự báo

Hiệu suất thiết bị tổng thể



Thời gian làm việc



Dự báo nhu cầu



KPI bảo trì



Phân tích chi phí sản xuất



Kế toán phân tích



Xuất tệp CSV



Bảng pivot động



Trang tổng quan



Lưu báo cáo tùy chỉnh



Bảo trì

Odoo

Netsuite

Lên lịch và xử lý yêu cầu

Lên lịch bảo trì phòng ngừa



Kanban bảo trì



Lịch bảo trì



Tích hợp xưởng



Nhiều bộ phận/địa điểm



Quản lý tài sản



Sửa chữa thầu phụ



Theo dõi hoạt động



Quản lý linh kiện

Quản lý tồn kho



Tích hợp mua hàng



Luân chuyển vị trí tài sản



Số sê-ri của thiết bị



Lịch sử bảo trì thiết bị



Cổng thông tin nhà phân phối



QMS

Odoo

Netsuite

Kiểm soát chất lượng

Khi nhập kho



Trong quá trình xử lý



Trước khi giao hàng



Kiểm dịch hàng tồn kho



Kiểm tra chất lượng

Kế hoạch kiểm soát chất lượng



Kiểm tra đạt/không đạt



Kiểm tra đo lường



Cảnh báo chất lượng/tài liệu không phù hợp



In tài liệu không phù hợp



Hoạt động chỉnh sửa



Công cụ ISO9001

Quản lý tài liệu



Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng



Quản lý phàn nàn từ khách hàng



Truy xuất hoạt động



Quản lý tài nguyên



Báo cáo

Chi phí không phù hợp



PLM

Odoo

Netsuite

Tính năng

Lệnh thay đổi kỹ thuật (LTĐKT)



Quản lý việc lập phiên bản ĐMNL



Quản lý phiên bản vòng đời



Tích hợp Sản xuất



Quản lý ĐMNL tập trung



Quản lý LTĐKT

Quy trình phê duyệt



Trình xem sự khác biệt của phiên bản ĐMNL



Cập nhật ĐMNL hàng loạt



Cơ chế thông báo



Cổng email dự án



Chi phí LTĐKT



Tích hợp CAD với bên thứ ba

AutoCAD



SolidWorks



Autodesk



Tính khả dụng, giá cả & điều kiện

Odoo

Netsuite

Giao diện người dùng

Giao diện web đầy đủ



Ứng dụng di động



Cửa hàng ứng dụng/add-on



Đánh giá chủ quan

Điều hướng và tìm kiếm

5/5

3/5

Nhập liệu

5/5

4/5

Ứng dụng di động

4/5

3/5

Tính linh hoạt của báo cáo

4.5/5

3/5

Giá cả và điều kiện

Giá hàng tháng

Miễn phí

999$+99$/người dùng

Số lượng người dùng

Không giới hạn

Không giới hạn

Thời hạn hợp đồng

Hàng tháng & hàng năm

Hàng tháng

Bản dùng thử miễn phí



Nguồn mở



Lưu trữ

Đám mây & tại chỗ

Đám mây 

Mức độ hài lòng của người dùng

Đánh giá trên g2Crowd

4.3/5

4/5

Đánh giá trên GetApp

4.2/5

4.1/5

Đánh giá trên Capterra

4.1/5

4.1/5

Quảng bá thương hiệu

3.0/5

4/5 

Giao diện người dùng

Khi đánh giá phần mềm doanh nghiệp, giao diện người dùng là một yếu tố quan trọng mang ý nghĩa đáng kể nhưng lại thường bị bỏ qua. UI trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu suất của người dùng trong hệ thống cũng như sự dễ dàng trong quá trình triển khai, và thậm chí còn góp phần giảm chi phí liên quan đến lỗi của người dùng.

Một giải pháp thành công phải cân nhắc nhu cầu và mục tiêu của người dùng để đáp ứng chúng một cách hiệu quả. UI đóng vai trò rất quan trọng trong việc thấu hiểu các yếu tố con người và cho phép phần mềm hoàn thành mục đích của nó. Từ quan điểm sản xuất, giao diện người dùng càng trở nên quan trọng hơn, đặc biệt là trong các hệ thống kiểm soát xưởng sản xuất. Các công nhân tại xưởng thường làm việc trong môi trường ồn ào, thao tác nhanh chóng, đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) hoặc có thể không có điều kiện phù hợp để sử dụng giao diện máy tính truyền thống với bàn phím và chuột. Do đó, việc xem xét các yêu cầu thiết kế cụ thể của không gian hoặc dây chuyền sản xuất là điều rất quan trọng khi đánh giá tính khả dụng của một giao diện trong những môi trường như vậy.

Để hiểu rõ hơn về các yếu tố hình ảnh và tùy chọn giao diện của phần mềm, chúng tôi đã thêm ảnh chụp màn hình của các menu tương ứng từ mỗi phần mềm vào so sánh này. Mặc dù việc đánh giá tính khả dụng của phần mềm chỉ dựa vào hình ảnh tĩnh sẽ có những mặt hạn chế, nhưng nó vẫn có thể cung cấp một cơ sở so sánh sơ bộ. Thông tin bổ sung này sẽ giúp bạn phân tích và có được hiểu biết quý giá về trải nghiệm người dùng của mỗi giải pháp phần mềm.

Mỗi giải pháp, một nhu cầu

Khi lựa chọn phần mềm phù hợp cho doanh nghiệp, việc đánh giá một số tiêu chí dựa trên nhu cầu cụ thể của bạn là điều rất quan trọng.

Phạm vi kinh doanh đo lường khả năng một phần mềm có thể đáp ứng nhu cầu kinh doanh của bạn một cách toàn diện thông qua các tính năng của phần mềm đó và tính linh hoạt trong việc tùy chỉnh và tích hợp với các công cụ khác.

Tính thân thiện với người dùng đánh giá mức độ dễ sử dụng và thân thiện với người dùng của một giải pháp phần mềm đối với nhân viên của bạn, yêu cầu ít thời gian đào tạo hay những quy trình phức tạp. Ngoài ra, yếu tố này đánh giá mức độ đơn giản trong việc thiết lập phần mềm, khi cân nhắc các yếu tố như thời gian, công sức, và nguồn lực cho cấu hình ban đầu trong tổ chức của bạn.

Odoo là một giải pháp mạnh mẽ giúp đáp ứng nhiều nhu cầu kinh doanh nằm ngoài phạm vi của các tính năng Sản xuất. Nền tảng này được thiết kế để tối ưu hóa hoạt động và thay thế nhu cầu sử dụng các ứng dụng lẻ tẻ, không tích hợp. Odoo nổi bật với tính tùy chỉnh cao, là một giải pháp toàn diện với nhiều ứng dụng. Bản chất nguồn mở của Odoo tạo điều kiện cho một cộng đồng phát triển, từ đó hình thành một kho ứng dụng lớn được đóng góp bởi cộng đồng. Việc tích hợp với hàng chục module khác nhau, bao gồm Tồn kho, Mua hàng, Kiểm soát Chất lượng, Quản lý Vòng đời Sản phẩm, hay cả Bảo trì, biến Odoo thành một phần mềm 360° hoàn chỉnh, cho phép người dùng quản lý toàn bộ hoạt động Sản xuất mà không cần rời khỏi môi trường xưởng sản xuất.

Cuối cùng, NetSuite có thể được coi là một giải pháp MRP cơ bản. Phần mềm thiếu nhiều tính năng tiên tiến được cung cấp bởi Odoo và SAP, chẳng hạn như Chất lượng, Bảo trì hoặc Lập lịch. Phần mềm cũng phụ thuộc vào nhiều tích hợp không phải bản địa, làm cho việc truy cập trở nên khó khăn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Bây giờ, khi xét về tính thân thiện với người dùng, Odoo cung cấp giao diện trực quan, giúp giải pháp này trở nên phù hợp với những người dùng có nền tảng kỹ thuật khác nhau. Thao tác thiết lập đơn giản đảm bảo trải nghiệm trơn tru cho mọi doanh nghiệp.

Mặt khác, NetSuite có điểm trừ là ít thân thiện với người dùng và có thể khó thiết lập. Người dùng có thể cần nhiều thời gian và công sức hơn để làm quen với giao diện ứng dụng. Ngoài ra, việc tạo ra màn hình mới cho mỗi quá trình hoặc thao tác khiến việc sử dụng trở nên khó khăn trong một môi trường sản xuất thực tế.

Đó là lý do vì sao việc cân nhắc các nhu cầu cụ thể và quy mô doanh nghiệp của bạn là một yếu tố quan trọng khi đánh giá xem giải pháp nào phù hợp nhất, vì mức độ dễ sử dụng và thiết lập có thể chênh lệch đáng kể giữa các lựa chọn này.

Kết luận

Cuối cùng, sự lựa chọn phụ thuộc vào các yêu cầu cụ thể và quy mô của tổ chức bạn cùng với sự cân đối giữa khả năng tùy chỉnh, tính dễ sử dụng và thiết lập.

Nếu bạn đang tìm kiếm các giải pháp Sản xuất chuyên dụng, thì Odoo có thể là lựa chọn dành cho bạn. Với những tính năng sản xuất tiên tiến, hệ thống này đặc biệt phù hợp cho môi trường sản xuất phức tạp và cung cấp các giải pháp hiệu quả đáp ứng mọi nhu cầu sản xuất.

Nếu bạn có nhiều yêu cầu phức tạp hơn, bạn có thể thấy giải pháp hấp dẫn nhất chính là Odoo. Odoo vừa cung cấp các tính năng tiên tiến vừa có thể hỗ trợ xử lý mọi quy trình. Khả năng tùy chỉnh cùng với bộ ứng dụng kinh doanh tích hợp phong phú khiến Odoo trở thành giải pháp tối ưu dành cho những doanh nghiệp có nhu cầu khác ngoài sản xuất. Ngoài ra, Odoo còn dễ sử dụng và dễ thiết lập, đặc biệt phù hợp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.